Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013
CHI SỐ và ĐỘ MẢNH
Trong ngành dệt có nhiều đơn vị “chi số” và “độ mảnh” (hay độ nhỏ) khác nhau. Chi số dùng để biểu thị độ mảnh hay độ thô của sợi hoặc xơ. Có hai hệ thống đo chi số, đó là hệ thống trực tiếp và gián tiếp.
Hệ thống trực tiếp: đo khối lượng trên một đơn vị chiều dài và thường được biết đến với tên tiếng việt là “độ mảnh” (fineness).
Hệ thống gián tiếp: đo chiều dài trên một đơn vị khối lượng (ngược với bên trên) thường được biết đến với tên tiếng việt là “chi số” (count, yarn count chứ không phải là “chỉ số”)
Tùy theo đơn vị đo (hệ mét hay hệ Anh…) mà có các loại chi số, độ mảnh khác nhau.
Ví dụ chi số mét được định nghĩa
là chiều dài (tính bằng mét) của một đơn vị khối lượng (tính bằng gam).
Nếu “chi số” càng cao thì “độ mảnh” càng nhỏ nghĩa là đường kính của sợi, xơ càng nhỏ.
Ví dụ: sợi có chi số Nm 30 thô hơn là sợi chi số Nm 45 hay là cúi chải có độ mảnh (hay định lượng) 4 ktex trông sẽ nhỏ hơn cúi chải có độ mảnh 5 ktex.
Trong các nhà máy kéo sợi xơ ngắn, thường sử dụng đơn vị “độ mảnh” (ktex) cho công đoạn đầu (đến cúi ghép hay chải kỹ hoặc thậm chí sợi thô) và đơn vị “chi số” (Nm, Ne) cho các công đoạn phía sau (sợi thô, sợi con…).
Đây là bảng chuyển đổi giữa các chi số này:
Để dễ dàng chuyển đổi, ta có thể tạo công thức trong Excel hoặc sử dụng một số phần mềm chương trình của Rieter hay Uster để chuyển đổi qua lại giữa các đơn vị đo lường này.
(abouttextile@gmail.com)
Nhãn:
KÉO SỢI
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Please leave your comments here to help in improving post. Thank you!