Các cấu trúc 1 dàn kim lỗ
Kiểu dệt xích
Để tạo ra vòng xích, kim lỗ luôn đặt cùng một sợi xung quanh cùng một kim, cách đặt sợi này gọi là đặt sợi cố định.Kiểu dệt xích không có khả năng tạo vải do các xích không được liên kết ngang với nhau. Do đó kiểu dệt này không sử dụng riêng mà thường kết hợp với
các kiểu dệt khác hoặc các phần tử vòng sợi khác thường là với các sợi cài
Kiểu dệt vòng xích hở thường là không có quá trình đặt sợi sau kim của dàn kim lỗ do đó nó hay được sử dụng hơn vòng xích kín bởi vì không gây ra xoắn sợi.
Có thể có kiểu dệt xích một cột vòng hoặc kiểu dệt xích hai cột vòng nghĩa là phương pháp đặt sợi cố định cho hai kim thay vì cho một kim của kiểu dệt xích một cột vòng. Kiểu hai cột vòng thường sử dụng với sợi dún hay là sợi texture.
Kiểu dệt 1 x 1 (1 x 1 lap hay còn gọi là kiểu dệt tricôt)
ở kiểu dệt này, thanh kim lỗ đặt cùng một sợi cho 2 kim cạnh nhau. 1 x 1 nghĩa là đặt sợi phía sau (UL) một kim và phía trước (OL) 1 kim được tạo ra bằng phương pháp đặt sợi luân phiên cho hai kim cạnh nhau.Kiểu dệt này có độ đàn hồi của vải cao theo cả hai chiều ngang và dọc. Tuy nhiên nó có xu hướng tuột vòng nên phải kết hợp với kiểu dệt khác.
Kiểu dệt Atlat
Kiểu dệt Atlat được tạo ra bằng phương pháp đặt sợi tuần tự cho các kim nghĩa là thanh kim lỗ đặt cùng một sợi liên tục theo một hướng vào các kim cạnh nhau. Thông thường, không thể thực hiện được việc đặt sợi tuần tự mãi theo một hướng nên ở kiểu dệt Atlat cứ sau một số hàng vòng nhất định hướng đặt sợi lại được thay đổi (theo hướng ngược lại) cho đến khi trở về điểm bắt đầu (trở về kim đầu tiên). Nói một cách chính xác hơn đây chính là kiểu dệt được tạo ra bằng cách kết hợp phương pháp đặt sợi tuần tự với phương pháp đặt sợi luân phiên cho các kim.Ở kiểu dệt Atlat vòng hở, tất cả các vòng sợi đều hở (riêng các vòng sợi ở các vị trí đổi hướng đặt sợi sẽ là các vòng sợi kín).
Kiểu dệt 2 x 1 (2 x 1 lap)
Ở kiểu dệt này, thanh kim lỗ đặt cùng một sợi cho kim thứ nhất và kim thứ 3, 2 x 1 nghĩa là đặt sợi phía sau (UL) 2 kim và phía trước (OL) 1 kim.So với kiểu 1 x 1, UL dài hơn một bước kim do đó UL có hàng vòng phẳng hơn một chút tạo ra độ đàn hồi của vải theo chiều ngang ít hơn đồng thời vải nặng hơn và mật độ cao hơn do lượng sợi dùng cho UL cao hơn.
Kiểu dệt 3 x 1 (3 x 1 lap )
ở kiểu dệt này, thanh kim lỗ đặt cùng một sợi cho kim thứ nhất và kim thứ 4. 3 x 1 nghĩa là đặt sợi phía sau 3 kim và phía trước 1 kim.Kiểu dệt này tạo ra độ ổn định về kích thước của vải cao hơn theo chiều ngang so với kiểu dệt 2 x 1. Kiểu dệt này thường kết hợp với kiểu dệt vòng xích có độ ổn định theo chiều dọc để tạo ra vải có độ ổn định theo cả 2 chiều.
Các cấu trúc 2 dàn kim lỗ
Các cấu trúc cơ bản nhất có thể được thực hiện với máy có một dàn kim lỗ gọi là các cấu trúc một dàn kim. Những cấu trúc này không ổn định về kích thước và dễ dàng chia tách khi vải bị lỗi. Một ví dụ về một loại vải một dàn kim với một cấu trúc vòng sợi không cân bằng được thể hiện trên hình vẽ dưới đây. Cấu trúc không đều đặn của các cột vòng làm cho các vòng sợi bị nghiêng.
Mặt trái của vải dệt kim đan dọc một dàn kim
Các cấu trúc hai dàn kim lỗ thường ổn định hơn do có sự định hướng của vòng sợi ngược chiều nhau ở hai dàn kim lỗ. Khi sức căng sợi ở cả hai dàn kim lỗ cân bằng thì các vòng sợi sẽ được dựng thẳng lên, như có thể thấy trong hình dưới đây:
Mặt trái của cấu trúc tri-côt kép (tri-côt đầy đủ)
Hình vẽ dưới thể hiện các cấu trúc hai dàn phổ biến. Hình vẽ bên trái thể hiện mẫu họa tiết của dàn kim lỗ phía trước, bên phải là dàn kim lỗ phía sau. Khi các mẫu họa tiết được thay đổi cho nhau, chẳng hạn như b-e / c-f / d-g, nó sẽ tạo ra một cấu trúc khác với ngoại quan và cảm giác khi sờ tay khác do đặc tính của máy khi dệt. Ví dụ như, sự khác biệt giữa kiểu dệt suk-nô (locknit) (hình b) và kiểu dệt suk-nô ngược (reverse locknit) (hình e) là kiểu dệt suk-nô sẽ tạo ra cảm giác khi sờ tay xốp hơn và độ đàn hồi cao hơn do các chân vòng nổi tự do. Ở kiểu dệt suk-nô ngược, các chân vòng dài hơn của dàn kim lỗ phía sau bị khóa bên dưới các chân vòng ngắn hơn của dàn kim lỗ phía trước sẽ làm hạn chế sự thay đổi cấu trúc vải.
Có hiệu ứng tương tự giữa các cấu trúc sa-tanh (satin) và da cá mập (shark skin) với cấu trúc sa-tanh có mặt trái trơn tru còn cấu trúc da cá mập thì gồ ghề. Một thông số quan trọng khác là chiều dài của chân vòng sợi. Chuyển động đặt sợi qua lại dài hơn được dùng để làm tăng độ ổn định theo chiều hàng vòng, trọng lượng và mật độ vải. Chân vòng sợi nổi càng dài trên mặt trái, thì vải sẽ càng bóng và mượt hơn.
Các mẫu họa tiết phổ biến với hai dàn kim lỗ
Dưới đây là bảng thể hiện các cấu trúc hai dàn kim lỗ cùng với ký hiệu kiểu đan:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Please leave your comments here to help in improving post. Thank you!