Bề mặt
của vật liệu đã được cách li như sợi polyeste, sợi nylon, sợi đàn tính hay là vật
liệu tổng hợp khác thường không tích điện. Nếu bề mặt của sợi chuyển động so với
vật liệu khác, hoặc bị ma sát với bề mặt của các chi tiết khác trên máy mắc
trong quá trình mắc, ví dụ: một băng sợi chuyển động trên lược, ống sức căng hoặc
mắt dẫn sợi bằng sứ, thì điện tử có thể được vận chuyển từ lớp bề mặt của các
chi tiết này đến băng sợi. Quá trình này gọi là hiệu ứng điện ma sát và gây ra
sự mất cân bằng điện tích của vật liệu, lớp bề mặt của một vật liệu trở thành tích điện dương và của vật liệu kia tích điện âm. Vì băng sợi và các chi tiết mắc được cách li, nên điện tích không thể thoát ra khỏi sợi hoặc các chi tiết đã ma sát với chính băng sợi đó, do vậy điện tích được gọi là điện tĩnh. Có khả năng điện tích trái dấu hút nhau hoặc điện tích cùng dấu đẩy nhau sau đó gây ra vấn đề, ví dụ, phá vỡ filamen trên sợi, xù lông hoặc sợi dính với nhau. Độ cứng và các chu vi ngoài khác nhau trong một hệ trục sợi dọc khi mắc sợi dún thường xảy ra là do điện tĩnh hoặc tĩnh điện. Vấn đề chủ yếu gây ra bởi tĩnh điện trên băng sợi trong quá trình mắc là:
sự mất cân bằng điện tích của vật liệu, lớp bề mặt của một vật liệu trở thành tích điện dương và của vật liệu kia tích điện âm. Vì băng sợi và các chi tiết mắc được cách li, nên điện tích không thể thoát ra khỏi sợi hoặc các chi tiết đã ma sát với chính băng sợi đó, do vậy điện tích được gọi là điện tĩnh. Có khả năng điện tích trái dấu hút nhau hoặc điện tích cùng dấu đẩy nhau sau đó gây ra vấn đề, ví dụ, phá vỡ filamen trên sợi, xù lông hoặc sợi dính với nhau. Độ cứng và các chu vi ngoài khác nhau trong một hệ trục sợi dọc khi mắc sợi dún thường xảy ra là do điện tĩnh hoặc tĩnh điện. Vấn đề chủ yếu gây ra bởi tĩnh điện trên băng sợi trong quá trình mắc là:
- Phá vỡ filamen.
- Bề mặt trục sợi dọc không đều.
- Chu vi ngoài khác nhau trong một hệ sợi dọc, chủ yếu là đối với sợi dún.
- Độ xù lông của sợi
- Làm giảm tuổi thọ của kim lưỡi đối với các máy dệt kim đan dọc dùng kim lưỡi.
Bề mặt
mang điện tích của băng sợi có thể được trung hòa bằng cách ion hóa không khí
nhờ thiết bị chống tĩnh điện hoặc bộ khử tĩnh điện (ESD), nghĩa là các phần tử
khí được tích điện bằng cách phân cực dương và âm.
Các phần tử khí tích điện âm sau đó có thể đưa
điện tử đến các phần tử tích điện dương trên bề mặt của vật liệu đã được cách
li, kết quả là các phần tử này sẽ được trung hòa cả ở trong không khí lẫn trong
vật liệu. Theo cách tương tự các phần tử khí tích điện dương được trung hòa bởi
các phần tử tích điện âm trong vật liệu tích điện.
Các
thiết bị chống tĩnh điện sử dụng một điện cực cao áp để ion hóa các phần tử khí
thông qua việc phóng điện cho cả cực tính dương lẫn âm.
Hình 1, thể hiện thanh ESD được lắp đặt bên dưới
băng sợi sau mỗi lược tách trên máy mắc.
Hình
2, thể hiện thanh ESD được lắp đặt bên dưới băng sợi phía trước và phía sau mỗi
lược tách, trước khi vào trục mắc.
ESD được sử dụng để kiểm soát việc khử tĩnh điện
ở bất cứ vị trí nào, hiệu quả của một hệ thống ESD phụ thuộc vào loại bộ ion
hóa được sử dụng và cách mà chúng được lắp đặt trên các máy dệt kim đan dọc.
Hãy đo tĩnh điện trong khu vực phía trước và phía sau một ESD đã được lắp đặt để
xác định hệ thống làm việc tốt như thế nào.
Còn điều
quan trọng là định kỳ giám sát khu vực hoặc quá trình để phát hiện các mức độ
tích tụ điện tích không thể chấp nhận được
và kiểm chứng rằng hệ thống đang làm việc đúng đắn.
(dịch từ tài liệu tiếng Anh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Please leave your comments here to help in improving post. Thank you!