Thứ Sáu, 28 tháng 3, 2014

LỖI CHU KỲ VÀ KHÔNG THEO CHU KỲ



Lỗi chu kỳ

Trục bị lệch tâm sẽ dẫn đến kết quả là biến thiên khối lượng hình sin có chu kỳ tương ứng với chu vi của trục đó. Với một vòng quay đầy đủ của trục bị ô-van cũng đưa đến biến thiên khối lượng hình sin nhưng sẽ có 2 lỗi chu kỳ. Dạng lỗi ống khói chủ yếu là do lỗi cơ học, nguyên nhân là:

Thứ Ba, 25 tháng 3, 2014

BIẾN THIÊN KHỐI LƯỢNG THEO CHU KỲ


Bài viết này đề cập đến biến thiên khối lượng theo chu kỳ của các bán thành phẩm trong quá trình kéo sợi dịch từ tài liệu của hãng Uster. Chúng tôi sẽ lần lượt dịch và đăng thêm ở các bài tiếp theo.

Nguồn gốc của các biến thiên

Các loại lỗi và biến thiên:
- Biến thiên về số xơ trong mặt cắt ngang của sợi. Theo từng cm, có một chút thay đổi về số lượng xơ và do đó có thay đổi về chiều dày của sợi. Nếu thay đổi ở mặt cắt ngang thuộc loại rất dài, thì gọi là “size variation”, nó thường bắt nguồn từ công đoạn đầu của nhà máy sợi trong các quá trình chuẩn bị.
- Các biến thiên như khuyết tật (điểm dày, mỏng, điểm kết) thường không xuất hiện thường xuyên. Ví dụ, điểm kết thường bắt nguồn từ nguyên liệu hoặc trong quá trình gia công.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Quá trình tạo vòng trên máy dệt kim đan dọc dùng kim móc


Bài viết mô tả quá trình tạo vòng trên máy dệt kim đan dọc dùng kim móc.
Đối với các máy dệt kim đan dọc dùng kim móc, để tạo thành vòng dệt, kim 1 cần phải được nâng lên vị trí tạo vòng (hình a). 
Trong quá trình nâng kim, vòng sợi cũ được giữ lại trong họng platin 2.  
Giai đoạn đặt sợi mới cho kim được bắt đầu bằng chuyển động lắc của kim lỗ 3 từ sau kim ra trước kim (hình b).

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Một số thuật ngữ ngành Dệt Anh-Anh





Bạn đang tìm hiểu tiếng Anh ngành Dệt, bạn muốn tham khảo các thuật ngữ được giải nghĩa bằng tiếng Anh?
Một số thuật ngữ tiếng Anh ngành Dệt ở đây có thể giúp ích cho bạn.


Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

Một số thuật ngữ Dệt kim đan dọc (phần 2)




Vòng sợi


Một vòng sợi đầy đủ là một vòng sợi có bốn điểm liên kết, bao gồm một phần đầu, hai trụ vòng, và hai chân vòng (Hình 1).


Hình 1: Vòng sợi đầy đủ (vòng dệt)


Như vậy, vòng sợi có hai điểm liên kết phía trên và hai điểm liên kết phía dưới - phần liên kết ở đầu và phần liên kết ở chân.
Nói chung, vòng sợi có thể là vòng hở (Hình 2) hoặc vòng kín (Hình 3).


Hình 2: vòng hở

Hình 3:vòng kín

Với vòng sợi hở, hướng của sợi đi vào (đặt sợi phía trước kim) cùng hướng với sợi đi ra (đặt sợi phía sau kim) và chân của vòng sợi nằm cạnh nhau.
Đối với vòng sợi kín, hướng của sợi đi vào và đi ra ngược nhau và chân của vòng sợi chéo nhau.