So sánh giữa diagram
và spectrogram
Diagram (biểu đồ độ không đều khối lượng), biểu thị biến
thiên khối lượng theo thời gian, còn spectrogram (biểu đồ độ không đều chu kỳ)
thể hiện biến thiên khối lượng theo tần số (trong miền tần số).
Do đó nếu một lỗi chu kỳ xuất hiện trên vật liệu xơ với
tần số f1 thì nó sẽ dẫn đến việc tăng chiều cao của biểu đồ phổ tại
vị trí f1 (biên độ sẽ lớn lên).
Biểu
đồ thể hiện biến thiên khối lượng theo
thời gian
|
Biểu
đồ thể hiện biến thiên khối lượng
theo
tần số
|
f = V/L
Trong đó:
f = tần số (1/s)
V = tốc độ vật liệu
chạy qua đầu đo khi thí nghiệm (m/s)
L = bước sóng (m)
Bước sóng L biểu thị
trực tiếp khoảng cách mà các lỗi chu kỳ lặp lại.
Trên
biểu đồ phổ, trục hoành là bước sóng, tuy nhiên để có thể bao quát toàn bộ phạm
vi rộng các bước sóng thì thang đo của trục hoành được vẽ theo đơn vị lôgarit,
trục tung không có đơn vị nhưng biểu thị biên độ (độ lớn) của lỗi chu kỳ.
Ảnh phổ bao gồm các vùng được tô đậm và không được tô
đậm. Nếu một lỗi chu kỳ đi qua đầu
đo tối thiểu 25 lần, thì nó được xem như là đáng kể (có ý nghĩa thống kê) và nó sẽ
được hiển thị trong vùng được tô đậm
(với máy Uster cũ). Các phạm vi bước sóng không có ý nghĩa thống kê thì không
được tô đậm. Trong phạm vi này các lỗi được hiển thị nhưng không được kẻ sọc. Điều
này xảy ra khi một lỗi lặp lại khoảng từ 6 đến 25 lần trong phạm vi chiều dài
vật liệu thử.
Chừng nào mà các lỗi này ở vùng không được tô đậm, trước
tiên khuyến cáo xác nhận mức độ nghiêm trọng của lỗi trước khi tiếp tục với các
hành động khắc phục. Điều này có thể thực hiện được bằng cách kiểm tra chiều
dài sợi lớn hơn. Lỗi xuất hiện dưới 6
lần sẽ không xuất hiện trên biểu
đồ phổ.
Ảnh phổ bắt đầu ở:
o
1,1 cm nếu tốc độ kiểm tra là 25 đến
200m/phút (cúi chải, cúi ghép, sợi thô),
o
2cm nếu tốc độ kiểm tra là 400m/phút (sợi
con) và
o
4cm nếu tốc độ là 800m/phút.
Đối với vật liệu được kéo sợi phạm vi bước
sóng tối đa là 1,28 km. Số kênh tối đa là 80.
|
Ưu điểm của biểu đồ
phổ so với diagram
-
Mặc
dù cả hai biểu đồ đều cho biết sự biến thiên khối lượng mẫu thử tức là cho biết
lỗi xuất hiện trên thân cúi/sợi nhưng không phải tất cả các lỗi chu kỳ đều hiện
lên ở biểu đồ diagram bởi vì sự biến động ngẫu nhiên che lấp mất lỗi chu kỳ.
-
Biểu
đồ diagram khó lòng nhận ra 2 hay nhiều lỗi chu kỳ trên cùng một nhóm xơ, trong
khi dễ nhận ra trên biểu đồ phổ.
-
Để
có được bằng chứng của lỗi chu kỳ trên biểu đồ diagram trong nhiều trường hợp
yêu cầu phải giảm tốc độ kiểm tra, còn biểu đồ phổ thì không.
Ưu điểm của biểu đồ
diagram so với biểu đồ phổ
Biểu đồ diagram là một phần cực kỳ quan trọng của việc
kiểm tra độ đều. Nó chứa đựng một lượng thông tin lớn không thể cung cấp bởi phổ
bước sóng, giá trị U%, và điểm khuyết tật.
Diagram giúp ta biết được các điều sau đây:
-
các
biến thiên với bước sóng dài của các sự kiện hiếm khi xuất hiện. Biểu đồ phổ
không phát hiện được độ không đều đoạn dài. Muốn đo được lỗi chu kỳ đoạn dài
trên 100m sợi thì phải lấy mẫu gấp 6 lần chiều dài này tức là 600m. Vì ở Uster
tester, tổng số lần xuất hiện của lỗi chu kỳ mà nhỏ hơn 6 lần trên chiều dài sợi
được đo thì sẽ không hiện ra trên biểu đồ phổ do nguyên lý lấy mẫu của máy.
- các
biến thiên khối lượng theo chu kỳ với các bước sóng dài hơn 40m (không thể nhận
ra được bởi biểu đồ phổ)
-
các
điểm cực kỳ dày và mỏng, các điểm dày và mỏng hiếm khi xuất hiện mà có xu hướng
tồn tại trong các đợt vận hành (lô, batch)
-
các
thay đổi chậm ở giá trị trung bình các thay đổi theo bước ở giá trị trung bình
với các lỗi chu kỳ, có thể xác định được liệu đó là lỗi thường xuyên xuất hiện
hoặc chỉ xuất hiện trong các lô với các phép đo “trong một ống sợi”,
-
các
sự kiện hiếm khi xuất hiện có thể thấy được và các thay đổi về giá trị trung
bình diễn ra trên vài km có thể nhận ra được.
-
với
các giá trị đo bất thường, trong nhiều trường hợp có thể chứng minh được bằng
biểu đồ diagram liệu các giá trị này là lỗi hoặc do phép đo không đúng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Please leave your comments here to help in improving post. Thank you!